15 Nguyên nhân hàng đầu khiến ô tô dễ bốc cháy nhất

Ngày đăng: 04/08/2023

Chia sẻ:

Hầu hết các vụ ô tô cháy thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những yếu tố đến từ cong người, nguyên nhân cơ học hoặc hóa học. Tuy nhiên, việc hiểu về các nguyên nhân này sẽ giúp bạn phòng tránh được các tai nạn đáng tiếc. Dưới đây là 15 nguyên nhân khiến ô tô dễ bốc cháy nhất.

Lỗi từ thiết kế của nhà máy khiến ô tô cháy

Về cơ bản, không phải lỗi thiết kế nào cũng gây ra hỏa hoạn. Tuy nhiên, có những lỗi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gây cháy. Điển hình như việc bố trí dây diện trong xe không đủ an toàn cũng làm mạch dễ chập, dẫn đến cháy xe. Ngoài ra, các bộ phận phát nhiệt cao mà đặt gần bình chứa nhiên liệu cũng khiến xe dễ cháy hơn cả.

Lỗi từ thiết kế của nhà máy khiến ô tô cháy

Quá tải ở hệ thống ống thải

Đây là hệ thống nằm dọc theo chiều dài của xe. Nếu nó hoạt động quá tải sẽ khiễn bộ phận chuyển đổi khí tải nóng quá mức. Trung bình 1 bộ chuyển đổi khí thải sẽ có chỉ số cho phép là 679 – 872 độ C mỗi xe. Nhưng nếu bạn sử dụng vượt quá quy định thì nhiệt độ ở bộ phận này có thể tăng lên 1093 độ C. Lúc này nó không kahsc gì ngòi thuốc nổ và có thể khiến xe bạn bốc cháy bất cứ khi nào.

Xem thêm: Dịch vụ tổng đài cứu trợ cứu hộ ô tô Cầu Giấy gọi là có mặt ngay trong vòng 20 phút

Ô tô cháy do động cơ xe quá nóng

Khi lưu thông đường dài mà bạn không nghỉ xe giữa đường thì việc động cơ bị nóng vượt mức cho phép không có gì lạ. Không chỉ vậy, bạn còn có thể mắc phải các va chạm nhẹ trong khi di chuyển trên các cung đường xấu khiến xe lắc lư. Lúc này xăng hoặc chất làm máy có thể tràn ra khỏi khu vực an toàn, gây rò rỉ. Do đó, việc xe bị bốc cháy cũng là điều dễ hiểu.

Ô tô cháy do động cơ xe quá nóng

Rò rỉ các chất dễ gây cháy

Nếu đi đường dài thì bạn không nên đổ xăng quá đầy. Bởi việc đổ quá đầy xăng sẽ khiến chúng có thể tràn ra ngoài. Trường hợp gặp các tia đánh lửa hay độ phận nhiệt độ cao cũng có thể gây ô tô cháy bất cứ lúc nào.

Không thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe

Việc không bảo dưỡng và kiểm tra xe định kỳ cũng khiến ô tô cháy dễ dàng hơn. Bởi có những chi tiết bị hỏng, lỗi như dây điện hở, nhiên liệu rò rỉ,… Nếu không được khắc phục kịp thời thì nó chính là mồi lửa cho chiếc xe của bạn.

Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn hãy tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ. Trường hợp phải dùng xe cho những hành trình xa, di chuyển liên tục thì hãy kiếm tra cả những chi tiết bên trong động cơ xe nữa nhé.

Không thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe

Tự ý lắp thêm phụ kiện cũng khiến ô tô cháy

Hầu hết các chủ xe sẽ trang bị thêm cho ô tô của mình các phụ kiện để tăng khả năng an toàn khi di chuyển. Tuy nhiên, việc lắp đặt các phụ kiện này không đúng cách sẽ có khả năng tác dụng ngược, gây nguy hiểm cho chính bán khi sử dụng và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Do đó, khách hàng nên tìm hiểu kỹ các phụ kiện lắp kèm. Đảm bảo các phụ kiện này lắp và sử dụng đúng cách. Không nên tự ý lắp đặth tại nhà nếu không có chuyên môn.

Bộ phận chuyển đổi xúc tác bị quá nhiệt

Bộ phận có sẽ giúp xử lý phần nhiên liệu thừa khi đi qua ống thải. Nếu trường hợp động cơ xe hoạt động không hiểu quả do nhiên liệu không được đốt cháy hết thì nhiệt độ trung bình của bộ chuyển đổi xúc tác này sẽ từ 648.9 – 871.1 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ củ bộ này này có thể vượt lên mức 1.093 độ C. Luc này, các chi tiết xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng và có nhiệt độ lên tới vài trăm độ C.

Để hạn chế hiện tượng này, các chủ xe nên đi kiểm tra định kỳ để xem khả năng hoạt động của buồng đốt. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ gây cháy nổ mà còn tiết kiệm nhiên liệu cho xe.

Ô tô cháy do bị chập điện xe

Hệ thống điện trên xe không được lắp đặt và thiết kế theo đúng quy định. Trong quá trình sử dụng việc chập điện gây cháy rất dễ xảy ra.

Ô tô cháy do bị chập điện xe

Nhiệt độ môi trường tăng cao

Trời quá nóng cũng là nguyên nhân khiến xe dễ xảy ra cháy nổ. Nếu bạn đậu xe dưới trời nắng gay gắt quá lâu thì nhiệt độ trong xe sẽ tăng rất nhanh. Theo nghiên cứu, nếu nhiệt độ ngoài trời là 40 – 50 độ C thì trong cabin ô tô nhiệt độ sẽ lên tới 50 – 60 độ C, thậm chí là 70 độ C. Vì vậy, bạn nên hạn chế đậu xe quá lâu dưới trời nắng nóng và trang bị thêm các biện pháp che chắn, bảo vệ xe.

Bài viết thêm : Chúng tôi có dịch vụ cứu hộ giao thông cứu hộ ô tô Long Biên uy tín và chất lượng cao

Ô tô cháy do dùng nhiên liệu có chất lượng kém

Một trong những nguyên nhân khiến ô tô cháy bạn không thể bỏ qua là do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng. Nếu trong nhiên liệu có lẫn tạp chất sẽ khiến động cơ nhanh bị hỏng, phần giăng cao su bị hở. Trường hợp nhiên liệu bị rò rỉ tại chỗ tiếp xúc ống dẫn nhiên liệu với các ống kim loại bị mòn thì sẽ gây cháy nổ nếu gặp nhiệt độ cao.

Vướng túi nilon trên đường

Đây là nguyên nhân khiến ô tô cháy rất hay gặp ở nước ta. Túi nilong vứt bừa bãi ven đường sẽ vô tình bị cuốn vào gầm xe. Khi nó dính vào gầm máy, gặp nhiệt độ cao thì nguy cơ cháy nổ rất dễ xảy ra.

Ống dẫn nhiên liệu không hoạt động ổn định

Ống dẫn nhiên liệu hoạt động không ổn định có thể do vòng đẹm vòi phun bị trục trặc và không kín nên xăng dễ dàng rò rỉ ra ngoài. Không chỉ vậy, vòi phun và ống dẫn nhiên liệu cũng có thể bị nứt gãy do nhiệt độ động cơ sinh ra khiến xăng nhỏ ra ngoài; khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây hỏa hoạn.

Ống dẫn nhiên liệu không hoạt động ổn định

Hở ống xả cũng khiến ô tô cháy

Hở ống xả cũng là nguyên nhân khiến ô tô dễ bị cháy. Bởi khi sử dụng, ống xả sẽ dần bị ăn mòn và có vết hở. Đây là bộ phận dễ sinh nhiệt cao, nếu bị hở thì khí thải nóng dễ lọt ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì rất dễ gây cháy nổ. Ngoài ra, còn nguyên nhân khác là  động cơ không đốt hết phần xăng có trong xilanh nên nó tiếp tục chảy ra ống xả. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của các vuju cháy nổ xe.

Rò dầu trợ lực vô lăng

Dầu trợ lực vô lăng có thể vắn lên cổ gom ống xả. Nếu gặp nhiệt độ cao và tiếp xúc lâu thì việc gây cháy rất dễ xảy ra.

Thông tin thêm: Tồng đài cứu hộ giao thông cứu hộ ô tô Hà Nội ngay trong 15 phút

Ô tô cháy trong các tình huống tai nạn giao thông

Tùy theo mức độ va chạm mà xe bạn có bị cháy hay không.  Đa phần các ô tô sẽ có phần bảo vệ cản trước, sau rất chắc chắn để bảo vệ các bộ phận khác trong ô tô. Tuy nhiên, nếu bị va chạm chính diện và mạnh thì có thể làm bình xang bị rò rỉ. Lúc này, kết hợp với hơi nóng và gió sẽ tạo điều kiện cho xe dễ bốc cháy hơn.

Ô tô cháy trong các tình huống tai nạn giao thông

Có thể thấy, việc ô tô cháy không có thể xảy ra bất cứ khi nào chỉ với những lỗi hay sơ xót nhỏ. Do đó, hãy kiểm tra xe và đảm ban toàn trước mỗi chuyến đi. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tham gia giao thông.

Bài viết cùng chủ đề:

0915.119.119