Hiện nay, rất nhiều người trong chúng ta không biết rõ quy định về thủ tục đăng kiểm xe ô tô. Nó khiến bạn luôn cảm thấy hoang mang và khó khăn mỗi khi cần thực hiện công việc này. Trên thực tế, nếu bỏ thời gian tìm hiểu bạn sẽ thấy chúng không hề khó như ta vẫn nghĩ. Không những thế, việc nắm rõ luật sẽ giúp chủ xe tiết kiệm được đáng kể thời gian, công sức và chi phí đi kèm. Chi tiết quy định này như thế nào, hãy cùng xem nội dung dưới đây nhé!
1. Luật đăng kiểm xe ô tô mới nhất như thế nào?
Đăng kiểm xe ô tô là việc các chủ xe cần phải thực hiện nhằm kiểm định xem chất lượng xe có đạt tiêu chuẩn sử dụng hay không. Nếu xe lần đầu đăng kiểm đạt chuẩn, sẽ được cấp phép tham gia giao thông. Nếu xe đã từng đăng kiểm, khi đi kiểm tra định kỳ theo quy định sẽ được cấp phép gia hạn. Trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, sẽ phải thực hiện sửa chữa các lỗi theo quy định. Việc kiểm tra này thực hiện dựa trên quy định của luật giao thông đường bộ. Chủ xe sẽ phải đóng các mức phí bảo trì đường, gồm:
Phí bảo trì đường bộ cho xe con
Thời hạn | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 30 tháng |
Mức phí (nghìn đồng) với xe con | 130.000 | 780.000 | 1.560.000 | 2.280.000 | 3.000.000 | 3.660.000 |
Phí bảo trì đường bộ cho các loại xe khác
Với các loại xe khác, bạn có thể tham khảo bảng phí quy định sau; mức phí được quy ước theo đơn vị tính 1.000 đồng:
Loại phương tiện | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng | 30 tháng |
Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân | 130 | 780 | 1560 | 2280 | 3000 | 3660 |
Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, ô tô chuyên dùng tổng khối lượng 4.000 kg; các loại xe bus vận tải hành khách công cộng; xe chở hàng; xe chở người 4 bánh có gắn động cơ. | 180 | 1080 | 2160 | 3150 | 4150 | 4070 |
Xe chở người 10 – dưới 25 chỗ; xe tải,ô tô chuyên dùng tổng khối lượng 4.000kg – dưới 8.500kg. | 270 | 1620 | 3240 | 4730 | 6220 | 7600 |
Xe chở người 25 – dưới 40 chỗ; xe tải, ô tô chuyên dùng tổng khối lượng 8.500kg – dưới 13.000kg. | 390 | 2340 | 4680 | 6830 | 8990 | 10970 |
Xe chở người 40 chỗ trở lên; xe tải, ô tô chuyên dùng có tổng khối lượng 13.000kg – dưới 19.000kg; xe đầu kéo tổng khối lượng dưới 19.000kg. | 590 | 3540 | 7080 | 10340 | 13590 | 16600 |
Xe tải, ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ 19.000kg đến dưới 27.000kg; xe đầu kéo tổng khối lượng 19.000kg đến dưới 27.000kg. | 720 | 4320 | 8640 | 12610 | 16590 | 20260 |
Xe tải, ô tô chuyên dùng có tổng khối lượng từ 27.000kg trở lên; xe đầu kéo có tổng khối lượng 27.000kg đến dưới 40.000kg. | 1040 | 6240 | 12480 | 18220 | 23960 | 29270 |
Ôtô đầu kéo có tổng khối lượng từ 40.000kg trở lên. | 1430 | 8580 | 17160 | 25050 | 32950 | 40240 |
Xem thêm: Các bước cứu hộ ắc quy gia lâm của trung tâm cứu hộ 119
2. Quy trình đăng kiểm xe ô tô
Về quy trình đăng kiểm xe ô tô, bạn có thể tham khảo những bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng kiểm xe
Hồ sơ chi tiết, chúng tôi sẽ chia sẻ ở phần tiếp theo.
Bước 2: Xếp hàng chờ khám kiểm định xe.
Thời gian khám xe là khoảng 5 đến 10 phút. Trường hợp xe có vấn đề hoặc chưa đạt tiêu chuẩn, sẽ được yêu cầu mang đi sửa và quay lại sau.
Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ
Khi xác nhận xe đạt yêu cầu, chủ xe tiến hành đóng phí bảo trì đường bộ theo bảng chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Bạn sẽ được cấp số thứ tự để đợi đóng phí.
Bước 4: Dán tem đã đăng kiểm
Sau khi đã đóng phí đầy đủ, xe của bạn sẽ được dán tem đăng kiểm. Lúc này, xe đã được phép sử dụng và lưu thông theo đúng quy định.
3. Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô gồm những gì?
Dưới đây là chi tiết hồ sơ đăng kiểm xe để bạn tham khảo và chuẩn bị:
Giấy tờ | Ghi chú |
CMND | 1 bản chính, 3 bản photo |
Sổ hộ khẩu | 1 bản chính, 3 bản photo |
Tờ khai đăng ký xe | Theo mẫu có sẵn |
Giấy tờ gốc của xe | Bao gồm: Hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường, đăng ký xe |
Cà số khung, số máy, tờ khai thuế trước bạ | Theo mẫu quy định sẵn |
Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo | Với xe mới cải tạo |
Giấy tờ liên quan đến thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn | Áp dụng với các xe nằm trong diện bắt buộc |
Xem thêm: Dịch vụ cứu hộ giao thông của cứu hộ ắc quy Đông Anh uy tín chất lượng cao
4. Chu kỳ khám và đăng kiểm xe ô tô như thế nào?
Chu kỳ khám và đăng kiểm xe được quy định dựa trên từng hình thức sử dụng và từng loại xe. Cụ thể:
- Với xe con, không sử dụng để kinh doanh vận tải chu kỳ khám là 30 tháng sau lần khám đầu tiên.
Các lần tiếp theo là 18 tháng/lần.
Xe được 7 năm tính từ ngày sản xuất, chu kỳ khám được rút ngắn xuống còn 12 tháng.
Xe được 12 năm tính từ ngày sản xuất, chu kỳ khám là 6 tháng/lần.
Với xe ô tô dưới 9 chỗ, có tham gia kinh doanh được chia thành 2 loại:
- Xe chưa cải tạo có chu kỳ khám đăng kiểm lần đầu tiên là 18 tháng, sau đó là 6 tháng/lần.
- Xe đã cải tạo có chu kỳ khám đăng kiểm lần đầu tiên là 12 tháng, sau đó là 6 tháng/lần.
Với xe ô tô dưới 9 chỗ và không tham gia kinh doanh vận tải, chu kỳ khám kiểm định lần đầu là 30 tháng. Các lần tiếp theo sẽ là:
- 18 tháng với xe sản xuất dưới 7 năm
- 12 tháng với xe sản xuất từ 7 năm đến dưới 12 năm
- 6 tháng với xe được sản xuất trên 12 năm
Lưu ý số chỗ ngồi trên xe được tính bao gồm cả chỗ ngồi của người lái. Xe được xem là cải tạo khi đã thay đổi các tính năng, hệ thống như: Phanh, hệ thống lái, treo, truyền lực,…
Bài viết thêm: Cách trung tâm cứu trợ của cứu hộ ô tô cầu Thanh Trì sửa chữa ô tô
Tóm lại
Trên đây là toàn bộ những quy định bạn cần nắm về việc đăng kiểm xe ô tô bao gồm quy trình, hồ sơ và chu kỳ khám đăng kiểm. Để việc đăng kiểm được thuận lợi, bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng như: Lau sạch biển số, số khung, số máy, kiểm tra nước rửa kính, nước làm mát, dầu phanh, động cơ, nội ngoại thất,…Nếu thấy có dấu hiệu bất thường hoặc lỗi, hãy khắc phục trước khi đi đăng kiểm nhé!