Côn xe được biết đến là bộ phận kết nối giữa động cơ, bánh xe và hộp số. Với nhiều dòng xe cũ, tài xế sẽ phải dùng một lực khá lớn để đạp chân côn. Chính vì thế, bộ trợ lực côn ô tô ra đời để hỗ trợ bộ phận này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về trợ lực côn ô tô. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chính xác và chi tiết nhất các thông tin liên quan đến bộ phận này.
Trợ lực côn ô tô là gì?
Trợ lực côn ô tô là bộ phận có vai trò phân phối lực đạp côn của xe dựa trên lực đòn bẩy. Trong xe, hệ thống ly hợp sẽ đảm bảo kết nối giữa cho 3 hệ truyền lực gồm động cơ; hộp số; bánh xe. Khi xe chạy, bánh xe sẽ được cung cấp lực từ động cơ nhờ khớp bánh răng nên làm xe không thể chuyển số được. Khi muốn chuyển số thì cần có chân côn làm tách biệt 2 hệ truyền động này. Tuy nhiên, tầm đạp côn sẽ bị giới hạn. Chính vì thế, bộ trợ lực côn sẽ có nhiệm vụ làm đòn bẩy để giúp côn xe có thể hoạt động được.
Xem thêm: Dịch vụ cứu hộ ô tô của cứu hộ ắc quy ô tô hà nội uy tín và chất lượng
Các chức năng của trợ lực con côn ô tô
Đạp côn quá nặng sẽ gây bất tiện cho người lái, nhất là nữ giới. Điều này còn khiến côn không vào được hết, lâu ngày dẫn đến nhiều hư hại với hệ truyền lực của xe. Do đó, lắp đặt trợ lực côn ô tô sẽ giúp làm giảm lực cần phải tác động lên chân công; khiến các thao tác vào côn nhẹ nhàng và nhanh hơn.
Tuy vậy, bộ phận này cũng có một số nhược điểm như cần dây côn phải dài ra đẻ giảm lực; khoảng cách đạp côn sâu hơn; đạp côn không tới sẽ khiến kẹt công, vỡ côn vô cùng nguy hiểm.
Top 5 lỗi chân côn thường gặp nhất ở ô tô
Có tiếng kêu lạ khi đạp côn
Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy có tiếng kêu lạ phát ra khi đạp côn. Nguyên nhân là vòng bi T đã bị hỏng, thiếu mỡ bôi trơn hoặc bị mòn nên nó làm tiếng kêu xuất hiện khi ấn vào bàn đạp ly hợp. Với tính huống này, bạn cần kiểm tra tình trạng của vòng bi, có thể thay thế hoặc bổ sung mỡ bôi trơn để côn hoạt động tốt hơn.
Kẹt chân côn khi khởi động xe
Trường hợp này sẽ dễ gặp ở những xe đời cũ; khi khởi động mà không cần chạm đến chân côn trong khi đã cài số. Nếu muốn khởi động xe bị kẹt chân côn thì bạn cần vặn chìa khóa để khởi động mô tơ. Lúc này động cơ sẽ quay làm xe bị giật về phía trước nếu đang cài số.
Một số loại xe mới sẽ có công tắc điện ở chân côn. Nhưng công tắc này chỉ đóng nếu người lái thực hiện đạp công và cho xe khởi động.
Giới thiêu thêm : Dịch vụ cứu hộ uy tín của bảng giá cứu hộ giao thông gọi ngay
Thông thường, điều đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được khi điều khiển xe là côn và số có nhẹ không. Việc đạp chân côn nặng không phải hiếm gặp mà đây là lỗi rất hay xảy ra. Nếu bạn đã dùng trợ lực côn ô tô à khi đạp côn vẫn nặng thì có thể hệ thống điều khiển ly hợp của xe đang thiếu dầu.
Xe giật khi nhả côn
Động cơ bị giật, rung mạnh, sự kết nối của bộ ly hợp không êm sau khi bạn cài số và buông chân côn. Trường hợp này rất phổ biến với nhiều lái xe và là lỗi thường gặp nhất hiện nay.
Bàn đạp côn bị rung
Bạn có thể thấy tình trạng bàn đạp côn rung lên khi ấn nhẹ chân lên bàn đạp ly hợp. Nếu ấn mạnh hơn thì bàn đạp ly hợp có thể hết chấn rung. Dấu hiệu này có thể là do ráp đĩa ly hợp không chuẩn khiến bộ phận này bị di chuyển ở mỗi vòng quay. Hiện tượng này sẽ khiến ly hợp nhanh bị mài mòn hơn.
Tham khảo thêm: Trung têm cứu hộ giao thông cứu hộ ô tô quận Tây Hồ có mặt trong 20 phút
Làm thế nào để chỉnh côn xe ô tô?
Nhiều người thường hay có thói quen tự chỉnh côn xe cho vừa chân nếu thấy côn quá nặng hoặc quá nhẹ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không nên. Bởi các chi tiết trong động cơ đều có mối liên kết với nhau, việc tự ý chỉnh có thể tạo nên nhiều lỗi hỏng hơn. Do đó, tùy theo từng dấu hiệu khác nhau của xe chúng ta sẽ có những điều chỉnh thích hợp.
- Bàn đạp côn có tiếng kêu: khởi động động cơ > cài số > nhả ½ trình đạp côn sẽ thấy xe chuyện động êm, không bị giật hay tăng vút ga lên thì chứng tỏ côn vẫn hoạt động tốt.
- Chân côn kẹt: Nếu xe chưa vào số mà đã kẹt chân côn thì bạn nên khởi động lại; tăng tốc xe bằng cách ép cần số vào số 1. Hộp sẽ sẽ từ chối, lúc này lực ép vào cần số sẽ tạo ma sát làm đồng bộ giữ bánh răng đang quay khiến xe di chuyển từ từ.
- Côn đạp nặng: cần mang xe ra gara để thêm dầu cho hệ thống để xe vận hành êm hơn.
- Xe giật khi nhả côn: Nên đem xe đến gara tin cậy để chỉnh côn.
Xem thêm: Cứu hộ Ô tô gặp tai nạn tại Đại lộ Thăng Long-Hoài Đức Hà Nội
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các thông tin liên quan đến trợ lực côn ô tô. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích với các tài xế trong quá trình sử dụng xe.