Những điều bạn cần biết khi sơn ô tô để tránh mất tiền oan

Ngày đăng: 07/08/2023

Chia sẻ:

Sơn ô tô được coi là “chiếc áo” của xe, thể hiện toàn bộ diện mạo bên ngoài của xe. Nó không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn tác động không nhỏ đến giá trị của chiếc xe. Vậy khi sơn xe ô tô bạn cần lưu ý những điều gì để đảm bảo chất lượng của xe mà không mất tiền oan? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.

Xem thêm: Dịch vụ cứu hộ xe ô tô hà nội uy tín mọi nẻo đường

Cứu hộ Ô tô Từ Sơn Bắc Ninh-Uy tín nhất Miền Bắc

Video giới thiệu quy trình sơn xe ô tô chính hãng

Trường hợp nào nên sơn ô tô lại?

Có thể thấy, sơn ô tô thường rất “nhạy cảm” bởi chúng dễ bị tổn hại trong quá trình sử dụng. Sau một thời gian sử dụng việc sơn xe bị trầy xước, bạc màu là điều không thể tránh khỏi. Điều này là do những tác động vật lý từ ngoài như va chạm, thời tiết, khí hậu,….. Bạn có thể sơn ô tô lại khi ở trong các trường hợp sau:

Xe bị trầy xước sơn

Sơn xe thường có 3 lớp chính gồm: lớp phủ bóng trên cùng; ở giữa là lớp sơn màu; lớp dưới cùng là sơn lót. Ngoài ra, một số loại xe còn có thể lớp sơn chống gỉ. Nếu phần sơn tổn hại nằm ở lớp bóng thì có thể hiệu chỉnh bằng cách đánh bóng lại xe.

Tuy nhiên, nếu có những vết xước trên xe gây ảnh hưởng đến lớp sơn chính, thậm chí là vào tận trong sơn lót thì bạn cần phải sơn lại xe. Sơn ô tô sẽ giúp xử lý, xóa bỏ, các vết trầy xước, giúp xe có diện mạo đẹp hơn. Tùy theo tình trạng của lớp sơn hỏng mà có thể sơn một vùng hoặc cả xe.

Trường hợp nào nên sơn ô tô lại

Xe bị bạc màu, sơn nứt nẻ

Ô tô thường xuyên chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như nắng mưa, hóa chất, bụi ô nhiễm,…. Chính vì thế sơn ô tô sẽ dần xuống cấp, bạc màu, nứt nẻ nhẹ sau vài năm sử dụng. Thông thường sau 10 năm thì sơn sẽ xuống cấp nặng, xuất hiện tình trạng bong tróc. Tuổi thọ của sơn xe sẽ tùy theo điều kiện sử dụng của xe.

Để khắc phục sơn bị bạc màu, nứt nẻ, bong tróc thì bạn cần phải sơn lại xe. Trường hợp này bạn cần sơn ô tô lại hoàn toàn để làm mới xe.

Chủ xe muốn đổi màu sơn

Rất nhiều chủ xe có ý định đổi màu sơn xe sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân thay đổi có rất nhiều như muốn trông xe mới hơn; muốn dùng màu độc đáo hơn; theo phong thủy;….. Những trường hợp này bạn bắt buộc cần sơn lại toàn bộ xe.

Các kiểu sơn ô tô phổ biến hiện nay

Có 2 kiểu sơn ô tô phổ biến hiện nay là:

Sơn dặm

Hay còn gọi là sơn vá là kiểu sơn một khu vực, bộ phận hay vị trí cụ thể nào đó trên xe. Kỹ thuật sơn dặm chỉ dùng trong khắc phục những vết trầy xước nhỏ, nhẹ hay khu vực bị trầy xước trên xe. Ưu điểm của kiểu sơn này là tiết kiệm chi phí so với việc sơn toàn bộ xe; thời gian sơn nhanh, chỉ tầm 1 – 2 ngày.

Tuy vậy, sơn dặm thường đòi hỏi độ khó cao ở công đoạn pha sơn và phun sơn. Bởi màu pha cần tương đồng với màu sơn cũ của xe. Người sơn phải đảm bảo sự hài hòa với sơn cũ xung quanh. Chính vì thế thợ thực hiện cần lành nghề, kỹ thuật cao và có nhiều kinh nghiệm.

Các kiểu sơn ô tô

Sơn toàn bộ xe

Sơn toàn bộ xe là thực hiện mài toàn bộ lớp sơn cũ rồi sơn lại chống gỉ và đủ 3 lớp như xe chuẩn ban đầu. Có 2 cách thường dùng để sơn toàn bộ xe là sơn ngoài và sơn toàn diện khung. Sơn ngoài là sơn phần vỏ xe tại những vị trí có thể thấy được. Còn sơn toàn diện là phương pháp được các nhà sản xuất áp dụng. Họ sẽ sơn toàn bộ khung, vỏ xe kể cả những phần khuất trong.

Nếu muốn sơn toàn diện thì trước tiên cần tháo hết máy móc, nội thấy trong xe để có thể thấy rõ toàn bộ khung, vỏ xe. Nếu sơn lại xe thì rất ít khi áp dụng cách này bởi nó đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, mất nhiều thời gian công sức; phải đảm bảo được vỏ, thân xe không bị hư hại sau khi sơn xong.

Các kiểu sơn ô tô

Các loại sơn ô tô tại thị trường Việt Nam

Việt Nam hiện nay có nhiều dòng ô tô khác nhau nhưng đa phần xe đều đến từ những thương hiệu nổi tiếng. Do đó, nếu sơn lại xe bạn có thể cân nhắc đến những loại sơn sau:

  • Sơn Dupont: là thương hiệu cao cấp đến từ Mỹ và được đánh giá chất lượng tốt nhất. Loại sơn này màu dễ vào; sáng, mịn; dầu bóng tốt; dễ phun. Tuy nhiên, loại sơn này lại có giá thành khá cao; màu bắn lâu nhất; bả matit chưa làm khô tốt.
  • Sơn R-M: là một thương hiệu cao cấp của Đức nên giá thành khá cao. Ưu điểm của sơn là: thời gian khô nhanh; độ bóng cao; không mail đơ hay xô nhũ; dấu bóng tốt,…..
  • Sơn Sikkens: được đánh giá chất lượng tương đương với sơn Dupont nhưng giá thành rẻ hơn. Loại sơn này dễ vào màu và chuẩn; bả matit điền đầy, khô chuẩn, dễ mài, xốp; phần sơn lót nhanh khô, điền đầy; dầu bóng tốt,….. Tuy vậy, sơn ô tô Sikkens lại khó vào hệ màu nhũ hơn.
  • Sơn ICI Nexa (PPG): là sản phẩm của tập đoàn PPG của Mỹ. Sơn này có đặc điểm là màu hơi tối; nhanh vào màu; tỷ lệ mail đơ là 30 – 70%; độ phủ và màu của sơn gốc nước EHP đẹp; giá ở mức trung bình.
  • Sơn Debeer (Valspar): không bị mail đơ hay xô nhũ; màu đẹp, bóng.

Thông tin thêm : Trung tâm cứu hộ 119 cung cấp bảng giá xe cứu hộ giao thông rẻ nhất 

Các loại sơn ô tô

Quy trình sơn ô tô chuẩn nhất

Quy trình sơn ô tô chuẩn chính hãng gồm các bước sau:

B1: Kiểm tra – đánh giá sơn ô tô

Bước này bạn cần kiểm tra kỹ và đánh giá để đưa ra phương pháp hiệu quả nhất. Hãy kiểm tra vị trí bị hư hại, độ dày lớp sơn bằng những dụng cụ chuyên dụng. Từ đây hãy quyết định sơn dặm hay sơn toàn bộ xe.

B2: Mài sơn cũ, loại bỏ gỉ sét, làm đồng sơn

Bước tiếp theo là loại bỏ đi lớp sơn cũ, gỉ sét trên xe nếu có. Cộng đoạn này thường dùng máy mài có lắp giấy nhám để giúp khung xe có độ mịn và lớp sơn cũ được loại bỏ hết. Với xe bị va chạm ở phần thân bị biến dạng thì cần làm đồng ô tô để lấy lại form chuẩn của xe ban đầu. Kỹ thuật đồng ô tô thường là rút tôn, gò, nắm kéo,… để thân vỏ bị móp méo, biến dạng về vị trí cũ.

Mài sơn cũ, loại bỏ gỉ sét, làm đồng sơn

B3: Sơn chống gỉ

Ở công đoạn này cần tiến hành sơn phủ thân vỏ xe một lớp chống gỉ. Lớp này có tác dụng chống ẩm, ngăn gỉ sét phá hủy từ bên trong. Khi lớp sơn chống gỉ khô thì dùng máy bọc giấy nhám để mài nhám mặt sơn, tăng độ bám dính cho bả matit và lớp sơn lót.

Sơn chống gỉ

B4: Đánh bả matit, xử lý vết lõm

Nếu vỏ xe có vết lõm khó xử lý thì sẽ đánh bả matit để lấp đầy giúp tạo hình bề mặt xe thật chuẩn. Bả matit cho ô tô thường là nhựa, dung môi, chất màu,….. Các thành phần được tách rời, khi sử dụng có thể tùy ý trộn theo tỷ lệ mong muốn. Kỹ thuật chuẩn phủ bả matit gồm 4 bước như sau:

  • Lấy lớp mỏng giữ dao bả xuống vuông góc; miết ép để trám đầy các vết xước trên sơn chống gỉ do đánh nhám.
  • Lấy lượng bả nhiều hơn, nghiêng dao khoảng 35 – 45 độ, đánh từ trong ra ngoài; nghiêng dần ra đến mép để tạo lớp mỏng.
  • Thực hiện tương tự lần thứ 2.
  • Lần cuối, giữ dao gần áp sát bề mặt để làm phẳng bề mặt.

Lớp bả matit sau khi hoàn tất sẽ cao hơn một chút so với bề mặt chung để trừ hao đi phần mài nhẵn. Sau khi đánh xong sẽ sấy khô bả và đánh nhám tạo hình, tăng độ kết dính cho sơn và lớp lót.

Đánh bả matit, xử lý vết lõm

B5: Sơn lót

Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất bề mặt và che chắn những vùng không sơn thì sẽ tiến hành sơn lót. Lớp lót này có tác dụng che đi màu bả matit và sơn chống gỉ; đồng thời nó giúp lớp sơn chính lên màu đẹp, chuẩn hơn. Sau khi sơn xong sẽ tiến hành sấy khô, dùng máy quỹ đạo đánh nhám sơn lót để tăng độ liên kết với lớp sơn chính.

Sơn lót

B6: Sơn màu

Trước khi thực hiện, bạn cũng cần che chắn cẩn thận các vùng không cần sơn như khi sơn lót.

Pha màu sơn

Kỹ thuật pha màu sẽ quyết định 70% chất lượng màu sơn. Hiện nay, người ta thường dùng thiết bị pha màu sơn vi tính đảm để bảo độ chính xác tuyệt đối của màu sơn. Hầu hết các mẫu xe zin từ nhà sản xuất đều có mã màu và có thể tra công thức. Do đó, việc sơn dặm hay sơn toàn bộ xe sẽ không còn quá khó. Nếu bạn muốn đổi màu xe thì có catalogue các màu để chọn.

Phun sơn màu

Kỹ thuật phun sơn màu rất quan trọng, nó quyết định tới 20 – 30% chất lượng màu sơn. Kỹ thuật này đòi hỏi các yếu tố cao như:

  • Cách cầm súng phun sơn
  • Chỉnh súng sơn: áp suất khí thường 1.8 – 2.0 bar, độ xòe 2 – 2.5 vòng, lượng sơn 2 – 2.5 vòng.
  • Góc phun sơn: luôn giữ vuông góc
  • Khoảng cách giữa sung phun và bề mặt sơn: 100 – 200mm
  • Tốc độ di chuyển súng: 900 – 1200mm/s
  • Mức độ chồng đè khi phun: ½ – 2/3 vệt sơn

Sau khi sơn màu sẽ tiến hành sấy sơn với nhiệt độ và thời gian sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Sơn màu

B7: Sơn bóng

Lớp sơn bóng này sẽ thực hiện kỹ thuật tương tự khi phun sơn màu. Sau khi hoàn tất phun sơn bóng sẽ sấy khô với nhiệt độ và thời gian tiêu chuẩn.

B8: Đánh bóng, kiểm tra

Bước cuối cùng là đánh bóng sau khi đã hoàn thành các công đoạn trên. Việc này sẽ giúp sửa các lỗi sơn nếu có; tạo độ bóng đều cho bề mặt. Sau đó bạn kiểm tra lần cuối bằng dụng chuyên dụng xem đã chuẩn như mong muốn chưa là được.

Bài viết thêm : Trung tâm cứu hộ khẩn cấp cứu hộ ắc quy quận Tây Hồ gọi ngay

Đánh bóng, kiểm tra

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những điều cần biết khi sơn ô tô. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích, giúp bạn tân trang lại xe đẹp hơn.

Bài viết cùng chủ đề:

0915.119.119