Phanh ô tô và kỹ thuật phanh cơ bản bạn cần biết

Ngày đăng: 04/08/2023

Chia sẻ:

Phanh xe được xếp vào phần hệ thống giúp đảm bảo an toàn xe hơi không thể thiếu. Đây là hệ thống giảm tốc mà bất kỳ phương tiện di chuyển nào cũng cần phải có. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin liên quan đến phanh ô tô và một số kỹ năng phanh cơ bản mà mỗi tài xế cần biết.

Phanh ô tô có những loại nào? Ưu, nhược điểm từng loại

Phanh ô tô hiện có 3 loại chính gồm: phanh đĩa; phanh tang trống; phanh khí nén.

Phanh tang trống

Còn được gọi là phanh guốc, là loại phanh sử dụng má phanh áp vào mặt của guốc phanh. Các bộ phận cơ bản của phanh tang trống gồm: má phanh; guốc phanh; mâm phanh; trống phanh; lò xo phanh;… Mỗi bộ phận này sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau:

  • Guốc phanh: được làm từ anhôm đúc; nhẹ và có thể tản nhiệt nhanh. Guốc phanh được thiết kế riêng theo từng mẫu xe khác nhau.
  • Má phanh: Gắn kèm với guốc phanh tuỳ theo mỗi kiểu xe. Có nhiều kiểu má phanh như dán keo; bắt bulong; tán rivet;… Trong dó má phanh dán sẽ được sử dụng nhiều nhất.
  • Mâm phanh: giúp gắn kết các bộ phận lại với nhanh thành 1 cụm phanh; hình tròn, nhiều lỗ trên mặt. Bộ phận này nằm ở khớp lái cầu trước hoặc trục bánh sau.
  • Phanh guốc: dịch chuyển theo chiều ngang; giúp ép má phanh sát với trống.

Phanh tang trống rất hiệu quả trong cả quá trình vận hành xe, dù lùi hay tiến. Đồng thời, phanh có cấu tạo đơn giản, nhỏ nhẹ; ít khi hỏng vặt; chi phí sửa phanh thấp. Tuy nhiên, hệ thống phanh này sẽ do lực tác động để hãm phanh nên thường hiệu suất không cao; dễ bó cứng.

Xem thêm : Chúng tôi cung cấp hỗ trợ cứu hộ giao thông cao tốc Hà Nội Hải Phòng trong vài phút gọi là có mặt

Phanh tang trống

Phanh đĩa

Được chia thành 2 loại loại gồm vỏ quay và đĩa phanh. Phanh đĩa được làm từ thép; hợp lại từ nhiều bộ phận như đệm thắng; đãi thắng; bố thắng;… Loại phanh này có ưu điểm là thiết kế đơn giản, gọn nhẹ; ổn định; áp suất tại bề mặt ma sát của má phanh phân bố đều; khả năng thoát nước tốt; có thể tự điều chỉnh kích thước khe hở giữa má và đĩa phanh; dễ kết hợp với nhiều công nghệ khác.

Tuy vậy, phanh đĩa có nhược điểm là rất dễ bị bào mòn. Nếu hay di chuyển ở đường nhiều bụi thì cát dễ rơi vào trong. Bạn cần vệ sinh định kỳ để tăng tính ổn định và giảm được hao mòn phanh.

Phanh đĩa

Phanh khí nén

Là loại phanh chuyên dùng cho xe trọng tải lớn nên kết cấu hết sức phức tạp. Phanh khí nén khi bị rò rỉ dầu thì phương tiện sẽ lập tức dừng lại. Nhược điểm lớn nhất của loại phanh này nằm ở phần cấu tạo phức tạp và kích thước lớn. Ngoài ra, phanh có giá tương đối cao; độ nhạy phanh thấp; độ trễ lớn.

Phanh khí nén

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô như sau:

Lực sẽ truyền từ bàn chân xuống phần cơ cấu phanh thông qua áp suất chất lỏng dẫn qua hệ thống ống thuỷ lực. Khi muốn tăng cường lực phanh để xe dừng lại, hệ thống phanh sẽ dùng 2 cơ cấu trợ lực gồm thuỷ lực và đòn bẩy. Sau đó lực phanh sẽ được truyền tới bánh xe dưới dạng lực ma sát.Lúc này, bánh xe đồng thời truyền lực xuống mặt đường theo dạng ma sát để giúp xe dừng lại.

Cơ cấu đòn bẩy – thủy lực

Để hiểu rõ hơn về cơ cấu này, bạn có thể xem hình phía trên. Ở đây, lực F sẽ tác động lên đầu trái của đòn bẩy. Thường phần trái sẽ dài gấp đôi phần phải nên lực hướng phải sẽ lớn gấp đôi so với trái. Nếu điểm đặt lực bên trái thay đổi thì bội số cũng đổi theo tương ứng. Đây là nguyên tắc cơ bản của đòn bẩy. Khi kết hợp đòn bẩy cùng cơ cấu thuỷ lực thì ta sẽ có được bản chất của việc khuếch đại lực phanh xe hơi.

Cơ cấu đòn bẩy – thủy lực

Hệ thống trợ lực phanh ô tô hoạt động rất đơn giản: Lực sẽ truyền từ bàn chân người lái đến điểm khác thông qua chất lỏng không bị nén, thường là dầu nhớt. Lúc này 2 piston đã được lắp vừa vặn trong xi lanh chứa dầu. Các xi lanh này được kết nối bằng 1 ống dẫn chứa đầy dầu. Khi đẩy 1 piston xuống thì lực sẽ truyền qua dầu, dẫn tới xi lanh còn lại để làm nó di chuyển.

Cơ cấu đòn bẩy – thủy lực

Cơ cấu đòn bẩy – thủy lực

Nguyên lý của sự ma sát

Về lý thuyết, ma sát là lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất giúp chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa 2 bề mặt. Ví dụ với bề mặt của các viên gạch. Khi phóng to dưới kính hiển vi thì bề mặt này sẽ không còn bằng phẳng. Mỗi viên gạch sẽ có trọng lượng, được trái đất kéo theo phương thẳng đứng. Nếu gạch càng nặng thì trọng lượng càng lớn; kết hợp cùng bề mặt nhắm thì sẽ giúp gạch bám chắc trên bề mặt. Đến đây, chúng ta sẽ có thể áp dụng và hiểu cơ bản được nguyên tắc trong hoạt động của hệ thống phanh.

Nguyên lý của sự ma sát

Tổng hợp các kỹ thuật phanh ô tô cơ bản bạn cần biết

Dưới đây là 1 số kỹ thuật phanh ô tô cơ bản mỗi tài xế nên biết:

Nhấp phanh hoặc phanh nhiều lần

Để giảm cảm giác khó chịu cho người đi xe và không bị giật khi phanh thì bạn nên áp dụng hình thức phanh nhiều lần hay nhấp phanh. Hình thức này rất đơn giản, bạn cần tạo ra lực biến đổi thay vì cố định lực. Đầu tiên chỉ cần đạp nhẹ phanh; rồi từ từ dùng lực mạnh hơn; nếu muốn dừng hẳn thì đạp nhẹ phanh lại là được.

Kỹ thuật phanh này giúp bạn dừng xe nhẹ nhàng; thường dùng trong các tình huống giao thông không có sự cố bất ngờ. Ngoài ra, kỹ thuật này giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm hao mòn phanh, lốp và các bộ phận khác.

kỹ thuật phanh ô tô nhấp phanh

Phanh dưới ngưỡng tối đa

Là kiểu phanh mà tài xế sẽ chủ động đạp phanh tới lực tối đa rồi giữ để không vượt giới hạn dẫn tới trượt bánh. Đây là kỹ thuật phanh thường dùng cho các cuộc đua. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng nó khi tham gia giao thông nếu gặp tính huống bất ngờ, đặc biệt là trên cao tốc.

Rà phanh

Kỹ thuật phanh ô tô này được dùng nhiều khi đua xe. Rà phanh rất khó, thường chỉ được các tay đua sử dụng khi biểu diễn hay đua xe trong trường hợp người lái muốn xe đi qua khúc cua chỉ mất thời gian ít nhất và không giảm tốc xe.

Tuy vậy, kiểu phanh xe này rất dễ bị mất lái, mất kiểm soát tốc độ và rất nguy hiểm. Do đó, nếu không phải tay đua chuyên nghiệp thì bạn không nên áp dụng kỹ thuật phanh này.

Giảm tốc độ xe kết hợp phanh và số

Ở trường hợp này, bạn cho về số thấp, kết hợp đạp chân phanh để giảm hoặc tăng tốc tại các đoạn đường khó. Đây là kỹ thuật thường được các tay đua dùng khi đua xe; đặc biệt là khi muốn vượt xe khác hoặc vào đoạn cua khó. Trong toàn bộ quá trình, bạn cần kết hợp giữa số, phanh, sự nhanh nhạy, khéo léo giữa chân phanh, chân ga, cần gạt số và vô lăng.

Thông tin thêm: Dịch vụ cứu trợ thông tin cứu hộ ắc quy Mỹ Đình gọi là có mặt ngay 24/7

kỹ thuật phanh ô tô giảm tốc kết hợp số

Phanh khẩn cấp

Nếu gặp tình huống bất ngờ thì bạn có thể dùng kỹ thuật phanh gấp. Để phanh gấp hiệu quả, nhất là khi đang đi tốc độ cao thì bạn cần đạp mạnh phanh đến khi cảm giác được bánh xe trượt trên đường nhưng vẫn đi theo tầm kiểm soát. Khi xe hết trượt, bạn phanh tiếp cho đến khi xe dừng hẳn lại. Kỹ thuật phanh ô tô này cần tài xế phải hết sức thành tạo và có kinh nghiệm thực tế,

Mất phanh

Mất phanh là tình huống rất nguy hiểm mà người lái không làm chủ được tốc độ. Lúc này, bạn cần bình tĩnh và cầm chắc tay lái, gạt cần số về số thấp nhất rồi cân bằng tay lái để tránh các vật trên đường. Cùng lúc này, quan sát 2 bên đường và chọn nơi an toàn để đâm xe. Điều này giúp đảm bảo tính mạng người lái và giảm thiệt hại về mức thấp nhất.

Dấu hiệu nào cho thấy hệ thống phanh ô tô bị hỏng?

Có nhiều dấu hiệu cho thấy phanh ô tô bị hỏng bao gồm:

Phát ra tiếng động lạ

Tiếng động lạ phát ra trong xe là dấu hiệu cho thấy xe của bạn cần kiểm tra. Có nhiều nơi có thể phát ra tiếng động này. Trong đó, bạn có thể lưu ý đến tiếng tại cảm biến má phanh.  Hoặc bạn thấy tiếng kim loại cọ xát nhau thì rất có thể là má phanh bị mòn. Lúc này bạn cần đem xe đi kiểm tra để đảm bảo an toàn.

Xe bị rung

Nếu xe rung lên khi trên xe không có ABS thì có thể vấn đề phát ra từ hệ thống phanh ô tô. Tài xế có thể cảm nhận được độ rung từ phần chân phanh dội lại.

Có cảm giác xe lệch khi đạp phanh

Khi đạp phanh, bạn cảm thấy phanh xe bị lệch thì có nghĩa là việc đạp phanh này đã tác động tới bánh xe không được đều. Bạn nên mang xe đến các đơn vị bảo dưỡng uy tín để kiểm tra ngay.

Cảm giác xe nặng khi đạp phanh

Nếu bạn cảm thấy khi đạp phanh có cảm giác nặng thì chắc chắn phanh ô tô của bạn đang có vấn đề. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do hỏng trợ lực chân không; ống dẫn dầu bị tắc;…

Cảm giác xe nặng khi đạp phanh ô tô

Không nhả được phanh

Tình trạng này còn được gọi là bó phanh. Nó thường xảy ra do hồi hoặc lò xo kéo của xe bị má phanh gây hỏng. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng có thể là do khô dầu; thao tác lái xe không đúng; hoặc xi lanh của xe bị kẹt.

Phanh không nhạy

Nếu bạn phanh xe hết cỡ mà xe vẫn không dừng hẳn thì có nghĩa là hệ thống phanh có vấn đề. Điều này có thể do phanh xe thiếu dầu; không khí lọt vào trong;…

Đạp phanh bị hẫng

Đạp phanh bị hẫng thì có thể do phanh xe của bị mất áp suất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là xi lanh phanh bị trầy xước hoặc rỗ khiến dầu bị hồi lại khi bạn đạp phanh.

Làm thế nào để bảo dưỡng và tránh phanh bị hỏng?

Để đảm bảo phanh xe hoạt động hiệu quả nhất thì bạn có thể áp dụng những điều sau:

Thường xuyên nghe tiếng phát ra từ phanh xe

Nghe tiếng phanh là 1 cách để kiểm tra hệ thống phanh ô tô dễ dàng nhất. Nếu phanh phát ra các tiếng động lạ như tiếng kim loại ma sát vào nhau; tiếng két két;.. thì chứng tỏ phanh xe của bạn đã bị mòn. Nếu sử dụng nhiều thì những tiếng này sẽ lại càng lớn hơn. Bạn hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo dưỡng ô tô để sửa chữa kịp thời.

Bài viết thêm: trung tâm hỗ trợ giao thông chất lượng cao cứu hộ giao thông Hà Đông gọi ngay tổng đài

Kiểm tra má phanh định kỳ

Má phanh là bộ phận rất quan trọng. Nếu nó bị mòn nhiều sẽ ảnh hưởng tới việc giảm tốc hoặc dừng xe. Độ mòn má phanh sẽ phụ thuộc nhiều vào việc điều khiển của người lái.

bảo dưỡng phanh ô tô kiểm tra định kỳ

Rà độ láng đĩa phanh

Khi sử dụng, dưới sự tác động của bụi bẩn thì má và đĩa phanh rất khó hoạt động tốt và dễ sinh nhiệt. Điều này gây nên hiện tượng má phanh bị mòn không đều; nếu nặng còn dẫn tới đĩa phanh bị cong vênh. Do đó, bạn cần kiểm tra thường xuyên để sửa chữa kịp thời.

Kiểm tra dầu của phanh

Dầu phanh rất quan trọng, nó giúp hệ thống phanh ô tô hoạt động tốt nhất. Không được để hệ thống phanh bị thiếu dầu. Do đó, bạn cần kiểm tra và bổ sung dầu phanh định kỳ.

Kiểm tra dầu của phanh ô tô

Trên đây là những thông tin liên quan đến phanh ô tô và các kỹ thuật phanh xe cơ bản. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Bài viết cùng chủ đề:

0915.119.119