Dấu hiệu nào cho thấy giảm xóc ô tô của bạn đang hỏng?

Ngày đăng: 03/08/2023

Chia sẻ:

Giảm xóc xe ô tô là một phần hệ thống treo. Nó giúp xe hấp thụ lực và làm mất đi những dao động tự do do lực đàn hồi gây ra. Với một chiếc xe ô tô mà thiếu đi bộ phận giảm xóc thì thật là kinh khủng đối với các tài xế. Thế nhưng, khi bộ phận này bị hỏng cũng gây khá nhiều khó khăn cho tài xế. Vì nó sẽ không hư ngay mà sẽ có một quá trình xuống cấp dần dần. Chính vì vậy, bạn cần phải nắm được các dấu hiệu để nhận biết khi nào thì bộ phận giảm xóc xe của bạn đang bị hỏng.

Bộ giảm xóc xe ô tô khi nào thì hỏng?
Bộ giảm xóc xe ô tô khi nào thì hỏng?

Vì sao cần lắp giảm xóc cho xe ô tô

Chẳng phải không có lý do gì mà bộ phận giảm xóc xe ô tô lại quan trọng đến như vậy. Có lẽ bạn thường nghĩ trên một chặn đường đi sẽ khá bằng phẳng. Thế nhưng không, nếu bạn đã từng lái xe ô tô thì sẽ biết, việc tránh khỏi khúc đường có chênh lệch về độ cao trên mặt đường sẽ rất khó. Nó khiến cho mặt đường và bánh xe tiếp xúc không đều nhau. Hơn nữa, xe của bạn luôn phải rẽ hướng khi di chuyển. Kéo theo đó là những dao động lớn từ bánh xe ô tô kéo lên đến thân xe và tác động trực tiếp đến người đang ngồi trên xe.

Xem thêm: Dịch vụ cứu hộ giao thông Pháp Vân Cầu Giẽ uy tín hiệu quả nhanh chóng

Bộ giảm xóc ô tô rất quan trọng khi xe đi trên những đường có khúc cua nhiều
Bộ giảm xóc ô tô rất quan trọng khi xe đi trên những đường có khúc cua nhiều

Đồng ý rằng có nhiều mẫu xe có thiết kế là 4 chiếc lò xo được lắp trên 4 bánh của xe ô tô. Thế nhưng, chúng không thể triệt tiêu hết các dao động đó trong quá trình di chuyển. Vì thế, giảm xóc của xe như phuộc nhún và ống nhún quan trọng để thiết kế phù hợp với xe ô tô giảm những dao động tốt nhất.

Những dấu hiệu cảnh báo giảm xóc ô tô bị hư hỏng

Phát ra tiếng kêu lạ ở bộ phận giảm xóc

Khi xe vận hành trên đường, nhất là những tuyến đường xấu. Xe của bạn phát ra những tiếng kêu như “cót két”. Đó là dấu hiệu dễ nhận biết nhất và là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bộ phận giảm xóc của bạn có vấn đề. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trong trường hợp này là do thành xi lanh giảm xóc đã bị méo; lò xo có thể bị gỉ sắt. Thế nên mới xảy ra tình trạng cọ xát giữa những chi tiết với nhau sau đó phát ra tiếng kêu như vậy.

Chảy dầu ở giảm xóc

Nếu bạn thấy ở cuối thân giảm xóc ô tô có dầu bám hoặc khi chạy bạn nghe tiếng lộc cộc. Thì đó là dấu hiệu của giảm xóc đã bị hở phớt và dầu thủy lực chảy ra khỏi xe.

Xe lắc mạnh khi đi trên đường xấu

Khi đi trên đường đặc biệt là những cung đường xấu, bạn sẽ thấy xe có tình trạng rung lắc mạnh. Đó là minh chứng của giảm xóc đã bị hỏng.

Xe bị trượt lái, lệch hướng

Đây là trường hợp mà bộ phận giảm xóc của xe bị hư hỏng nặng, gây nguy hiểm cho người lái rất nhiều. Khi đi qua những ngã rẽ xe sẽ bị trượt lái và lệch hướng; gây nguy hiểm cho người di chuyển trên đường và tài xế.

Xem thêm: Trung tâm cứu hộ cao tốc Nội Bài Lào Cai chất lượng cao bảo hành dài lâu.

Những trường hợp nên thay bộ giảm xóc
Những trường hợp nên thay bộ giảm xóc

Tay lái bị lệch

Khi xe chở đủ tải, xe ô tô sẽ có dấu hiệu bị nghiêng về một bên nào đó. Kéo theo đó là tay lái bị lệch, không cân bằng. Như vậy là dấu hiệu khi xe bị gãy một bên lò xo giảm xóc, rất nguy hiểm khi lái xe.

Lốp xe mòn không đều

Hãy thường xuyên kiểm tra lốp xe của bạn, nếu bạn thấy lốp mòn không đều giữa hai bên, khi đi lốp dễ bị trơn trượt, không bám đường. Thì đó cũng là dấu hiệu của bộ giảm xóc bị mòn.

Làm thế nào để kiểm tra tình trạng của giảm xóc ô tô

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra dưới gầm xe của bạn có vết lõm hoặc rò rỉ dầu nào không. Nếu bạn nghe thấy tiếng kêu lạ dưới khung gầm khi di chuyển xe, thì hãy kiểm tra các bộ phận như: bu long; lò xo; đệm cao su; …

Thứ hai, hãy chạy thử xe của bạn với tốc độ 17km/h. Đạp mạnh phanh cho đến hết hành trình và cảm nhận xem độ nhún của xe như thế nào. Nếu bạn thấy đầu xe bị nhún mạnh về trước thì có thể là giảm xóc xe ô tô bị hỏng. Bạn cần mang đến những trung tâm để được sửa chữa sớm.

Cách kiểm tra tình trạng bộ giảm xóc ô tô
Cách kiểm tra tình trạng bộ giảm xóc ô tô

Có một tip như sau: chu kỳ của một bộ phận giảm xóc ô tô khoảng 140.000 km khi xe di chuyển trên đường bằng, ít xảy ra kẹt xe.

Có nên phục hồi giảm xóc ô tô cũ hay không?

Đây là câu hỏi được các tài xế quan tâm nhiều nhất. Họ thường nghĩ khá lâu để quyết định xem có nên phục hồi giảm xóc ô tô không.

  • Ưu điểm của việc này như sau:

+ Tiết kiệm tiền: Giá của việc phục hồi giảm xóc ô tô rẻ hơn nhiều so với việc thay hẳn bộ giảm xóc mới. Như thế vẫn có thể chạy tốt và đảm bảo an toàn.

+ Tiết kiệm thời gian: thay vì bỏ khá nhiều thời gian để chờ thay một bộ giảm xóc mới, bạn chỉ tốn vài tiếng để có thể phục hồi một bộ giảm xóc.

+ Việc phục hồi sẽ tránh những trường hợp là mua phải bộ giảm xóc mới nhưng lại không có nguồn gốc rõ ràng.

  • Nhược điểm:

Nếu bạn chọn phục hồi giảm xóc ô tô thì không thể đảm bảo thời gian sử dụng lâu như lúc ban đầu được. Đó là nhược điểm lớn cũng như duy nhất của việc phục hồi giảm xóc ô tô.

Xem thêm: Khi cần hãy gọi dịch vụ cứu hộ cao tốc Hà Nội Thái Nguyên gọi là có.

Khi nào bạn cần thay thế giảm xóc ô tô mới?

  • Trường hợp 1: xe bạn phải di chuyển trong những tuyến đường xấu, nhiều ổ gà, ổ vịt hay xe phải dừng lại nhiều do đường bị kẹt. Nên thay giảm xóc khi đi được 80.000 km.
  • Trường hợp 2: Khi phanh gấp mà xuất hiện hiện tượng đầu xe bị nhún mạnh, xe bị trượt và lệnh hướng khi lái, xe lắc lư khi di chuyển.
  • Trường hợp 3: Tăng tốc độ xe lên 17km/h trên đường thẳng, rồi dậm phanh. Nếu xe bị nhún mạnh về phía trước thì đó là dấu hiệu giảm xóc bị hỏng.
  • Trường hợp 4: Kiểm tra các bộ phận: bulong; các miếng lông đền; đệm cao su;… nếu bị gãy thì có thể liên quan đến bộ giảm xóc.
  • Trường hợp 5: Thấy xuất hiện vết lõm hay rỉ dầu dưới gầm xe.

Các loại giảm xóc ô tô phổ biến hiện nay

Giảm xóc thường (twin tube)

Loại giảm xóc này chỉ hoat động trong một khoảng thời gian định trước bởi có hệ thống lỗ van cố định. Hầu hết xe ô tô giá rẻ hiện nay sử dụng giảm xóc loại này vì giá rẻ.

Giảm xóc thông thường
Giảm xóc thông thường

Giảm xóc điều khiển điện (Adaptive shock absorber)

Nhắc đến giảm xóc bằng điện thì bạn có thể hiểu rằng loại này điều khiển bằng thiết bị điện từ. Lỗ van sẽ điều chỉnh kích thước linh hoạt theo điều chỉnh của thiết bị điện tử. Khi xe tăng tốc độ hay cua ở những khúc cua gấp, lỗ nhỏ dần sau đó làm cho thiết bị làm giảm xóc sẽ cứng lại hơn trước đó, chống lại các dao động tốt hơn. Đồng thời giúp cho xe tránh việc nghiêng quá nhiều.

Minh họa loại giảm xóc điều khiển điện
Minh họa loại giảm xóc điều khiển điện

Loại Agility control

Đây là tên gọi của một loại công nghệ tiên tiến. Nó dựa trên sự linh hoạt trong việc giảm xóc. Loại này có hai van: van đầu tiên mở liên tục không ngừng trong quá trình xe chạy; còn van kia có thể thu hẹp độ kín của nó lại một cách linh hoạt. Nó làm cho bộ giảm xóc hoạt động hoàn toàn tự động.

Minih họa loại Agility control
Minih họa loại Agility control

Giảm xóc điều khiển bằng nam châm điện (Electromagnetic absorber)

Cũng giống như giảm xóc điều khiển điện là adaptive, nhưng nó dùng nguyên lý thay đổi độ đậm đặc của loại dung dịch dầu nằm ở bên trong của giảm xóc Thay vị việc thay đổi kích thước của van bên trong bộ giảm xóc, thì những nhà sáng tạo đã chế ra một dung dịch thay đổi độ đậm đặc từ đó mang lại kết quả giống như vậy.

Giảm xóc điều khiển bằng nam châm điện (Electromagnetic absorber)
Giảm xóc điều khiển bằng nam châm điện (Electromagnetic absorber)

Thông tin trên đây là tất cả nhưng gì bạn cần biết về dấu hiệu khi bộ giảm xóc ô tô của bạn bị hỏng. Hãy có những cái nhìn sáng suốt để có thể “giải cứu” kịp thời bộ giảm xóc của bạn. Hi vọng nhưng thông tin trên sẽ hữu ích với các tài xế trong hành trình với chiếc xe ô tô của mình.

Bài viết cùng chủ đề:

0915.119.119