Hộp số CVT là một trong những trang bị động cơ được sử dụng phổ biến trong nhiều dòng xe ô tô, trong đó có dòng xe Vinfast Fadil của Việt Nam. Đây là một dạng hộp số tự động với nhiều ưu điểm nổi bật, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vậy hộp số CVT có cấu tạo thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao? Nên sử dụng hộp số AT hay CVT tốt hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Khái niệm hộp số CVT
Hộp số vô cấp CVT (Continuously Variable Transmission), là loại hộp số có khả năng thay đổi tỷ số truyền động một cách liên tục mà không phân chia cấp số như hộp số truyền thống với 4, 5 hoặc 6 cấp. Hộp số CVT hoạt động bằng cách sử dụng dây đai và hai hệ puly thay vì cơ chế bánh răng như các loại hộp số khác.
Nguồn gốc ra đời của CVT
Nhiều thông tin cho rằng, hộp số vô cấp CVT do Leonardo Da Vinci nghiên cứu và phác thảo vào những năm 1490. Đến năm 1886, một nguyên mẫu chưa hoàn thiện của hộp số CVT, biến thể với hộp số con lăn đã được phát triển. Tuy chưa đầy đủ chức năng nhưng đến năm 1939, hộp số CVT tự động hoàn chỉnh sử dụng bánh răng đã được áp dụng rộng rãi.
Tiếp đến, hộp số vô cấp CVT tiếp tục xuất hiện trên xe ô tô do hãng sản xuất DAF của Hà Lan. Đây là một bước tiến quan trọng trước khi nó được thương mại hóa vào những năm 1989 với mẫu xe đầu tiên được bán tại Mỹ. Cho đến năm 2004, FORD là một trong những hãng xe tiếp theo áp dụng hộp số vô cấp cho các mẫu xe hơi thương mại của mình.
Cấu tạo của hộp số CVT
Hộp số vô cấp CVT có cấu tạo hoàn toàn khác biệt so với hộp số tự động (AT) và hộp số sàn (MT). Thay vì sử dụng bánh răng như hộp số sàn và hộp số tự động, hộp số vô cấp CVT hoạt động dựa trên hệ thống dây đai truyền động.
Cấu tạo cụ thể như sau:
- Bánh đai chủ động, còn được gọi là Puly đầu vào, chịu trách nhiệm nhận momen từ động cơ.
- Bánh đai bị động, hay Puly đầu ra, đóng vai trò kết nối với đầu ra của hộp số.
- Dây đai truyền động bằng thép.
Bánh đai truyền động trong hộp số vô cấp CVT là một hệ Puly có thể thay đổi đường kính liên tục. Hệ Puly này được tạo thành từ hai khối kim loại hình nón với góc nghiêng 20 độ, với hai đỉnh nằm đối diện nhau. Một nửa của Puly được cố định, trong khi nửa kia có thể di chuyển lên xuống trên trục, tạo hiệu ứng tiến lại gần nhau hoặc tách ra một cách mượt mà.
Nguyên lý hoạt động của hộp số CVT
Hộp số CVT hoạt động theo nguyên lý số lùi hoặc số tiến. Cụ thể:
- Với số tiến:
Khi người lái chọn số tiến, hệ thống Puly được điều khiển bằng hệ thống thủy lực. Thủy lực hỗ trợ hai nửa của Puly (bánh đai) chủ động và bị động trượt lên/xuống. Khi hai nửa Puly tiến lại gần nhau, bán kính của Puly tăng lên, làm cho dây đai tách xa khỏi tâm. Ngược lại, khi hai nửa Puly tách xa nhau, bán kính giảm xuống và lúc này dây đai nằm giữa hai nửa Puly và gần tâm hơn.
Sự tăng giảm bán kính của Puly chủ động và bị động quyết định tỷ số truyền của hộp số. Khi bán kính của một Puly tăng lên, bán kính của Puly còn lại giảm xuống, giúp dây đai luôn bám chặt và liên tục kết nối với cả hai Puly. Tóm lại, tỷ số truyền của hộp số hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi liên tục của bán kính của hai Puly.
Trường hợp “số thấp” (Low Gear), bán kính của Puly chủ động nhỏ hơn và bán kính của Puly bị động giảm, tạo ra “số thấp”. Ngược lại, với “số cao” (High Gear), bán kính của Puly chủ động lớn hơn và bán kính của Puly bị động tăng, tạo ra “số cao”.
Tên gọi “hộp số vô cấp CVT” xuất phát từ việc hai hệ Puly bị điều khiển thủy lực, tạo ra sự biến thiên liên tục của “tỷ số truyền” mà không có cấp độ.
- Với số lùi:
Đối với số lùi, nhà sản xuất sẽ tích hợp thêm một bánh răng hành tinh trước đầu vào của hệ truyền đai và một bộ ly hợp tương tự như trong hộp số tự động (AT). Sau đó, các đầu ra sẽ tự động kết nối với bánh răng mặt trời trong bộ bánh răng hành tinh, trong khi đầu vào sẽ chủ động kết nối với cần dẫn của các bánh răng hành tinh để tạo ra “số lùi”.
Bên cạnh đó, bộ ly hợp kép sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc cố định bánh răng vành đai ngoài trong bộ bánh răng hành tinh, khiến bánh răng hành tinh bên trong quay ngược chiều so với bánh răng mặt trời, tạo ra “số lùi”.
Các ký hiệu trên hộp số CVT và cách sử dụng
Trên hộp số CVT sẽ có một số ký hiệu tương tự như hộp số tự động (AT) có ý nghĩa như sau:
- P: Chế độ đậu / đỗ xe. Chỉ sử dụng khi xe đã dừng hoàn toàn.
- R: Chế độ lùi xe. Sử dụng khi cần di chuyển ngược lại.
- N: Chế độ tự do. Khi kích hoạt, động cơ và hộp số sẽ ngắt kết nối. Sử dụng khi cần đẩy hoặc kéo xe đến nơi sửa chữa.
- D: Chế độ chạy xe. Thường sử dụng trong điều kiện lái xe hàng ngày.
Ngoài ra, một số ký hiệu khác trên hộp số CVT bao gồm:
- M+/-: Chế độ số tay ảo. Mặc dù là hộp số vô cấp, chế độ này cho phép người lái thay đổi cấp số một cách thủ công, tạo ra trải nghiệm lái xe thể thao.
- S+/-: Chế độ lái thể thao. Tương tự như chế độ M+/- nhưng mang lại cảm giác lái xe phấn khích hơn.
- L: Chế độ số thấp. Tăng độ hãm của xe, thích hợp khi tải hàng, vận chuyển đồ nặng hoặc di chuyển trên địa hình đồi dốc.
Hộp số CVT và AT loại nào tốt?
Mỗi loại hộp số sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Trước tiên, bạn hãy tham khảo các ưu – nhược điểm của 2 loại hộp số này:
Hộp số CVT |
Hộp số AT |
|
Ưu điểm |
– Mang đến cảm giác mượt mà hơn khi lái, sang/chuyển số ít bị giật nhờ dải biến thiên hoạt động liên tục – Tiếng ồn từ động cơ giảm rõ rệt – Không xảy ra tình trạng đuối số khi xe di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau – Sửa chữa và bảo dưỡng đơn giản, tiết kiệm chi phí – Ít bị hỏng trong quá trình sử dụng – Cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhỏ – Chí thấp, phù hợp với nhu cầu của nhiều tài xế |
– Dễ vận hành và sử dụng dù trong điều kiện đường tắc hoặc quá đông vào giờ cao điểm – Hạn chế tình trạng chết máy trong mọi trường hợp – Cho phép khởi động máy dù đang ở giữa dốc, hạn chế giật rung trong khi tăng ga – Nâng giá xe dù đã qua sử dụng |
Nhược điểm |
– Khó cảm nhận được xe đang số hay chưa – Không chịu được áp lực momen cao – Khả năng tăng tốc kém hơn so với những các dòng hộp số khác – Dây đai dễ bị trượt, ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ |
– Nhanh hao mòn và hư hỏng nên gây tốn chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế – Trong trường hợp khẩn cấp, khi lên dốc tài xế có thể đạp chân ga quá mức gây nên tai nạn |
Có thể thấy, mỗi loại hộp số sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng và xe mà bạn có thể chọn loại hộp số phù hợp nhất. Bạn có thể sử dụng hộp số CVT nếu muốn tiết kiệm chi phí và ít phải bảo dưỡng. Còn nếu muốn đảm bảo hiệu quả hoạt động trong mọi cung đường thì nên chọn hộp số AT.
Những sự cố thường gặp do hộp số CVT
Trong quá trình sử dụng, sẽ khó tránh được việc hộp số CVT bị lỗi. Một số lỗi thường gặp nhất là:
- Hộp số bị trượt, mài và giật, nghiêm trọng hơn có thể gây ra các vấn đề về cấu trúc hộp số và chất lỏng truyền động.
- Các vấn đề về mô đun điều khiển, ảnh hưởng đến việc truyền tải và cảm biến trong xe.
- Phát ra một số tiếng động lạ khi láp xe, ảnh hưởng đến quá trình lái xe và không an toàn khi vận hành.
- Các vấn đề về truyền động như hộp số bị mài mòn, không đảm bảo hiệu quả vận hành.
- Hộp số quá nóng thường do không đủ dầu hoặc bị mòn.
- Đèn cảnh báo check engine do hộp số CVT bật sáng, báo hiệu vấn đề và cần kiểm tra, sửa chữa ngay lập tức.
- Trượt xích hoặc dây đai, đây là dấu hiệu cho thấy hộp số đang hư hỏng nghiêm trọng
- Bành đá có vấn đề như bị trượt, gây ảnh hưởng đến các công cụ dự đoán trong xe.
Cách xử lý khi gặp sự cố hộp số trên đường
Khi gặp sự cố với hộp số xe ô trên đường, bạn cần dừng lại một nơi an toàn và bật đèn cảnh báo. Sau đó tiến hành một vài kiểm tra đơn giản như kiểm tra hệ thống làm mát có đủ nước làm mát không, kiểm tra dây đai và bộ truyền động có vấn đề gì không, kiểm tra dầu xe,….
Trường hợp không biết cách xử lý, bạn nên gọi ngay cho trung tâm cứu hộ ô tô gần nhất. Đây là những đơn vị chuyên nghiệp chuyên hỗ trợ xử lý các sự cố xe ô tô trên đường một cách nhanh chóng, hiệu quả. Trường hợp xe của bạn không thể xử lý tại chỗ, nhân viên cứu hộ sẽ hỗ trợ đưa xe về gara hoặc nơi bạn chỉ định để xử lý, đảm bảo an toàn cho bạn và xe tốt nhất.
Trên đây là các thông tin chi tiết về hộp số CVT chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích. Đừng quên gọi đến trung tâm cứu hộ giao thông 119 theo hotline 0915 119 119 để được hỗ trợ xử lý sự cố nhanh nhất.